"Mình thấy vui và tự hào lắm", Hoàng nói.
Cô Vũ Thị Nhuần, giáo viên chủ nhiệm của Hoàng ở trường THPT Giao Thủy B, Nam Định, cũng bất ngờ khi biết tin.
"Tôi cảm thấy may mắn khi có học trò nghị lực như vậy", cô chia sẻ. "Hoàng từng bảo tiếc vì không mang được điểm 10 Sinh về cho cô khi so đáp án sau buổi thi".
Con gái tôi sinh năm 2006, vừa tốt nghiệp THPT năm 2024 và chuẩn bị lên đường đi du học Hà Lan vào 21/8 tới đây. Con tôi đã có kết quả thi đỗ ngành Tâm lý học ở Đại học Maastrict (Hà Lan), Đại học Eramus Rotterdam (Hà Lan) và một trường đại học ở Italy từ 15/4.
Sau khi biết tin tôi cho con gái đi du học, nhiều người trong gia đình đều phản đối với lý do "không nên cho con đi nước ngoài sớm quá", "con một mình ở nước ngoài thì lúc ốm đau không có ai chăm sóc", "có gặp khó khăn gì cũng không thể nhờ người thân giúp đỡ", "sợ con bị lừa", "sợ con bị người xấu hại", "sợ chi phí tốn kém quá", "học ngành Tâm lý học khó xin việc, thu nhập thấp"...
Nhưng dù ai ngăn cản thế nào thì riêng tôi vẫn ủng hộ con gái thực hiện ước mơ du học ngành này. Bởi lẽ, mẹ con tôi đã có định hướng ngay từ khi con còn nhỏ. Khi con vào lớp 1, tôi đã trò chuyện, phân tích cho con các khả năng nếu con học tập có thành tích giỏi, khá, trung bình thì con sẽ có thể học được trường tiểu học, THCS, THPT, đại học nào tương xứng với khả năng của con.
Tôi dạy con rằng: "Không ai có thể học thay được con, con học được trường nào là nhờ chính khả năng của con tự phấn đấu và tự thi đỗ. Bố mẹ không bao giờ đi dùng mối quan hệ để can thiệp vào điểm học bạ của con. Nếu con không tự cố gắng mà dựa dẫm vào bố mẹ ngoại giao để con có thành tích học tập tốt hơn thì dù con có được vào học ở ngôi trường tốt, con cũng sẽ luôn nằm trong top học sinh kém nhất lớp và không thể giúp con tiến bộ được. Con phải tự đi bằng chính đôi chân của mình chứ không phải dựa dẫm vào bố mẹ.
>> Du học bạc tỷ vẫn về làm nhân viên quèn
Con cũng cần cố gắng học giỏi ngoại ngữ để có thêm cơ hội thi đỗ đại học ở nước ngoài. Nếu con có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt cho cuộc sống tự lập xa nhà, tự thi đỗ đại học ở nước ngoài, có khả năng chịu được áp lực, vất vả khi sống xa nhà, vừa đi học vừa đi làm thêm kiếm tiền để đỡ cho bố mẹ một phần gánh nặng thì mẹ mới cho con đi học. Còn nếu con không có sự chuẩn bị nào, không có khả năng tự lập, không có khả năng vừa đi học vừa đi làm thêm, chỉ biết dựa dẫm vào bố mẹ, xin tiền đi du học tự túc hoàn toàn thì mẹ không bao giờ cho con đi du học.
Bởi, những đứa trẻ không có khả năng tự lập, không chịu được áp lực, vất vả, chỉ biết tiêu tiền của bố mẹ thì cho đi du học sẽ chỉ tốn tiền mà không có hiệu quả gì. Số tiền đầu tư cho đi du học tự túc hoàn toàn bốn năm mất bốn, năm tỷ đồng thì nên học đại học ở trong nước, xin việc sau khi ra trường và để dành vốn đầu tư cho con làm ăn thì tốt hơn". Nhờ đó, con gái tôi đã phấn đấu không ngừng nghỉ từ cấp một đến giờ.
Đồng hành cùng con suốt 18 năm qua, tôi thấy con có đủ các điều kiện có thể đi du học nên mới đồng ý cho con đi, chứ không phải là không có căn cứ gì mà thả con ra nước ngoài sớm như một số người nghĩ. Tôi nghĩ rằng học đại học trong nước hay nước ngoài đều tốt cả. Vấn đề là lựa chọn học ở đâu phù hợp với sở thích, ước mơ, năng lực của con, hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình là được.
Mong muốn lớn nhất của bố mẹ là con mình có cơ hội học tập ở môi trường giáo dục tốt, được sống trong môi trường sống tốt, có nhiều cơ hội phát triển bản thân tốt nhất. Các bậc phụ huynh và học sinh nên lựa chọn sao cho phù hợp với con mình, gia đình mình nhất và đạt được kết quả tốt nhất, tuyệt đối không nên lựa chọn giống con nhà người khác. Bởi lẽ, mỗi đứa trẻ có một tính cách, ước mơ, năng lực khác nhau. Bố mẹ không thể áp dụng hoàn toàn phương pháp giáo dục, hành trình học tập của con nhà người khác để áp đặt vào con nhà mình và yêu cầu con phải thực hiện tốt theo mong muốn của bố mẹ chứ không phải của con.
Đừng vì bố mẹ thích con học ngành gì, đại học gì, thích con du học ở nước nào mà ép con làm theo. Con học ngành gì, trường đại học gì nên là quyết định của chính con chứ không phải quyết định của bố mẹ. Nếu không phải do chính con đam mê, mong muốn theo đuổi ngành học ấy, không yêu quý ngôi trường ấy thì rất có thể sau này con sẽ cảm thấy chán học, thậm chí bỏ học hoặc sau khi ra trường lại đi làm trái ngành vì không có khả năng làm việc bằng đúng ngành đã học ở đại học. Bố mẹ cũng sẽ vất vả vì cứ phải chạy theo con, giục con học, ép con sống và học tập theo ý mình.
" alt=""/>Tôi chấp nhận thua lỗ khi cho con đi du họcVới hệ thống hybrid sạc điện Kunpeng Super Hybrid C-DM, Fulwin T10 sở hữu công suất ấn tượng 610 mã lực và mô-men xoắn 960 Nm cho phiên bản dẫn động hai cầu, trong khi phiên bản dẫn động một cầu đạt 375 mã lực và 610 Nm.
Hệ thống này bao gồm một động cơ xăng 1.5T và một hoặc hai môtơ điện. Động cơ xăng 1.5T sản sinh công suất 154 mã lực và mô-men xoắn cực đại 220 Nm. Phiên bản dẫn động hai cầu có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 4,9 giây và đạt tốc độ tối đa 240 km/h.
Cụm pin của Fulwin T10 do CATL cung cấp, có công suất 34,46 kWh và mật độ năng lượng 150 Wh/kg, giúp xe có thể chạy hoàn toàn bằng điện từ 200 đến 210 km tùy phiên bản.
Mức tiêu thụ nhiên liệu tương ứng là 5,75 lít/100 km cho phiên bản một cầu và 6,8 lít/100 km cho phiên bản hai cầu. Xe hỗ trợ cả hệ thống sạc nhanh 71 kW, chỉ mất 18 phút để sạc từ 30% lên 80%.
Nội thất của Fulwin T10 được thiết kế tối giản với tâm điểm là hai màn hình lớn liền mạch trên táp-lô. Màn hình cong 24,6 inch bao gồm bảng đồng hồ và màn hình điều khiển trung tâm, cùng với màn hình AR-HUD 50 inch sử dụng chip Qualcomm Snapdragon 8155.
Hệ thống hỗ trợ lái thông minh L2.5 cung cấp các tính năng như theo dõi tình trạng mệt mỏi của tài xế, hỗ trợ quan sát điểm mù, cảnh báo mở cửa, cảnh báo va chạm trước/sau và cảnh báo có phương tiện cắt ngang khi lùi.
Chery Fulwin T10 không phải là mẫu xe Trung Quốc đầu tiên lập kỷ lục Guinness. Trước đó, vào ngày 12/7, thương hiệu Fang Cheng Bao của BYD đã công bố mẫu SUV Bao 5 lập kỷ lục xe hybrid sạc điện vận hành ở độ cao cao nhất - 5.980 mét so với mặt nước biển.
Chery Fulwin T10, thực chất là dòng SUV Chery Tiggo 9 nhưng thuộc thương hiệu con Fulwin, chính thức ra mắt thị trường Trung Quốc vào ngày 25/7.
Với thiết kế hiện đại, hiệu suất mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến, Fulwin T10 hứa hẹn sẽ là một lựa chọn hấp dẫn cho những ai yêu thích xe SUV hybrid sạc điện trên thị trường.
Theo Báo Đầu tư
Bài viết vui lòng gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!